Có thể bạn đã biết, Salicylic Acid (SA) là loại Beta Hydroxy Acid (BHA) duy nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhưng nếu xét về cấu trúc hoá học một cách nghiêm khắc thì SA không thuộc nhóm BHA. Tuy nhiên sự thật này cũng không ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của Salicylic Acid. Xét về công dụng, Salicylic Acid với đặc tính ưa dầu, nhờ vậy xâm nhập hiệu quả vào lỗ chân lông và thể hiện khả năng tẩy da chết thành lỗ chân lông, hòa tan bã nhờn và dầu thừa, từ đó giữ cho lỗ chân lông sạch thoáng, giúp ngăn ngừa sự hình thành bít tắc và giảm mụn.
Đi sâu vào cách thức hoạt động của Salicylic Acid, chúng ta sẽ rõ hơn về cách hoạt chất này đánh lùi quân mụn. Để dễ hình dung hơn, chúng ta sẽ so sánh một chút về cách thức hoạt động của 2 hoạt chất hỗ trợ trị mụn phổ biến hiện tại, đó là Benzoyl Peroxide và Acid Salicylic Acid. Không phải là một chiến binh cầm kiếm trực tiếp đánh nhau và triệt tiêu vi khuẩn gây mụn như Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid ở nồng độ thấp không tác dụng trực tiếp lên các mục tiêu mụn viêm cần chữa, mà sẽ gián tiếp và âm thầm khiến mụn nhanh chóng rút lui hơn, bằng cách lấy đi các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Cách thức hoạt động của Salicylic Acid sẽ là thâm nhập thành lỗ chân lông, hòa tan/ làm lỏng bã nhờn, giúp dễ làm sạch và cho da chết dễ thoát, làm thoáng lỗ chân lông, đặc biệt là những lỗ chân lông bị bít tắc (nguyên nhân gây mụn trứng cá). Từ đó cho ra kết quả giảm mụn và hạn chế hình thành nhân mụn mới. Vì vậy mà sử dụng Salicylic Acid để tẩy da chết có thể được xem như một chiến lược lâu dài để đương đầu với mụn.
Salicylic Acid thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá không viêm, ví dụ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn. Ngoài ra Salicylic Acid còn có thể ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng đẩy mụn không kiểm soát. Tuy nhiên nên lưu ý, breakouts cũng có thể là một trong số những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Salicylic Acid.
Nồng độ salicylic acid từ 0.5% đến 2% là nồng độ tối đa được phép sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm tại nhà. Hơn nữa, công thức và hệ nền của các sản phẩm có chứa Salicylic Acid sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và cả khả năng kích ứng của Salicylic Acid. Ở nồng độ 2% trong một sản phẩm có nền dẫn thích hợp, Salicylic Acid có thể tối ưu được hoạt lực: vừa đủ êm để hạn chế gây kích ứng trên da nhưng vẫn vừa đủ mạnh để dọn dẹp da chết trên bề mặt, giúp giảm mụn hiệu quả. Ngoài ra, Salicylic Acid sẽ hỗ trợ trị mụn tốt hơn khi được kết hợp với các thành phần khác như tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà,… Các thành phần phối hợp cùng nhau tạo nên tác dụng hiệp đồng, bổ sung thêm tác dụng kháng viêm, kháng vi nấm, kháng khuẩn, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện da mụn.
Hai sản phẩm thuộc dòng tẩy rửa của Dermarium: dung dịch tẩy tế bào chết Tricky Duet, và dầu rửa mặt kết hợp tẩy trang The One.
Xem sản phẩm: https://dermariumskin.com/products/tricky-duet
Xem sản phẩm: https://dermariumskin.com/products/the-one
Thiện ác luôn luôn tồn tại song song, và tác dụng của Salicylic Acid cũng không nằm trong ngoại lệ. Ngoài công dụng đã kể rất nhiều ở trên, sử dụng Salicylic Acid vẫn có thể đi kèm với những tác dụng không mong muốn, bao gồm: khô da, bong da, ngứa rát, châm chích. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế và kiểm soát tình trạng này. Dưới đây là một vài điều cần nằm lòng khi bước chân vào con đường đặc trị cùng Salicylic Acid:
Bạn có quyền kiểm soát tất cả, và nếu bạn dành đủ chăm chút, cẩn trọng và yêu thương cho làn da, bí kíp treatment sẽ luôn nằm trong tầm tay bạn.
Salicylic Acid đã được chứng minh đem lại hiệu quả làm giảm và ngăn ngừa sự hình thành của mụn. Tuy nhiên, đối với tình trạng mụn viêm nặng, quý vị cần sử dụng thêm các thành phần đặc trị khác hoặc đến các cơ sở spa/clinic để được tư vấn liệu trình trị mụn chuyên sâu.
Dermarium xin chúc quý vị đặc trị suôn sẻ, da dẻ khỏe mạnh.
DNA Repair Enzymes được nhắc đến như "thần dược" giúp đối đầu với thời gian, đảo ngược tổn thương và "ngưng đọng"...
Xem thêmCác bạn đã nghe rất nhiều về tác động tiêu cực của ánh nắng tới làn da gây lão hóa sớm như...
Xem thêm1. Tổn thương DNA, do đâu và vì đâu?Chỉ cần bạn còn sống và cơ thể vẫn còn vận hành, tổn thương...
Xem thêm