Với sự phát triển của ngành công nghiệp làm đẹp nói chung và mỹ phẩm nói riêng, trong những năm trở lại đây, ngoài các hoạt chất trong sản phẩm, chúng ta còn nghe nhiều đến các công nghệ bọc hoạt chất với nhiều mục đích khác nhau như: giúp hoạt chất được ổn định, đi vào đúng những nơi cần thiết, phát huy tối đa công dụng của hoạt chất…
Tên gọi chính xác về mặt học thuật của công nghệ bọc hoạt chất này là công nghệ nano.
Cùng tìm hiểu về công nghệ nano trong bài viết này nhé!
Công nghệ nano là ngành khoa học nghiên cứu các vật liệu có kích thước cực nhỏ và ứng dụng của nó vào đa dạng các lĩnh vực như vật lý, hoá học, sinh học,... Khi được ứng dụng vào lĩnh vực dược và mỹ phẩm, công nghệ nano được sử dụng như một giải pháp mới giúp giải quyết các vấn đề mà các hệ vận chuyển thông thường khó đáp ứng được.
Trong mỹ phẩm, công nghệ nano thường gặp ở các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày như kem chống nắng và trong các sản phẩm chứa hoạt chất trị liệu. Có nhiều lí do để sử dụng một hệ thống nano.
Ví dụ:
Đối với các hạt filter vật lý như TiO2 và ZnO ở dạng nano ít tạo vệt trắng hơn và khả năng hấp thu tia UV cao hơn so với kích thước micro
Các filter hoá học như Avobenzone (tan dầu) hay các active kém bền như Retinol (tan dầu) được “bọc” cũng cải thiện được độ tan và khả năng ổn định.
Do đó, mục đích đầu tiên của việc bào chế vật liệu nano là cải thiện độ tan, tăng độ ổn định, thay đổi một phần đặc tính của hoạt chất. Tuy nhiên, theo sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và theo nhu cầu, công nghệ nano còn phát triển theo hướng giải phóng hoạt chất tối ưu, giúp tăng tác dụng đồng thời làm giảm tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
Liposome: là chất mang được sử dụng lâu đời nhất trong mỹ phẩm. Cấu tạo của nó bao gồm 1 lõi ưa nước được bao bọc bởi 1 hoặc 1 vài lớp phospholipid kép.
Phospholipid là các phân tử lưỡng tính có cấu tạo bao gồm đầu ưa nước và đuôi ưa béo, chúng có thể được tìm thấy ở trong tự nhiên. Phospholipid thường gặp là Lecithin (phosphatidylcholine).
Ưu điểm:
● Giải phóng chậm hoạt chất trị liệu, bảo vệ hoạt chất trị liệu khỏi quá trình oxy hoá
● Giảm kích ứng
● Cải thiện được độ tan của hoạt chất trị liệu.
● Giá thành chế tạo rẻ
Nhược điểm:
● Liposome dễ bị oxy hoá, có thể gây kích ứng.
● Cấu trúc kém bền, khó tương thích với các hệ lỏng.
● Khó kiểm soát mức độ giải phóng
● Không có “chìa khoá”, không đảm bảo tới đúng mô đích cần đến
Nano Polymer hay Drone-tech peptide: Là công nghệ sử dụng một loại polymer kỵ nước dùng để mang vác các hoạt chất trị liệu kết hợp với các “đầu dò” hay còn gọi là “các chìa khoá” được đính vào lớp vỏ polymer giúp vận chuyển hoạt chất tới đúng vị trí đích “các ổ khoá” tại tế bào đích.
Ưu điểm:
● Giải phóng hoạt chất trị liệu chậm, nhưng giải phóng hoàn toàn do đặc tính phân huỷ sinh học cao.
● Khả năng thẩm thấu tốt.
● Có tính định hướng vào tế bào đích cao, có “chìa khoá”
● Cấu trúc bền vững
Nhược điểm:
● Giá thành đắt đỏ
● Chưa có nhiều nghiên cứu trên da
Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng hoạt chất trị liệu và mục đích ứng dụng của chúng trong từng sản phẩm cụ thể mà các hãng sản xuất hiện nay sẽ lựa chọn chất mang cho phù hợp.
Như đã hứa hẹn, hãng D chưa bao giờ là giỏi nhất thế giới, nhưng chúng tôi luôn luôn tò mò, luôn luôn tìm hiểu, không ngừng học hỏi để đem tới quý vị khách hàng gần xa những công nghệ xịn xò, hiện đại nhất hành tinh
Bạn có biết, có rất nhiều thể loại "mụn", không phải tất cả đốm trông giống mụn cũng là mụn. Các nốt "mụn"...
Xem thêmTrong lòng muộn phiền, dung nhan lấm tấm, T - zone xỉn màu. Có phải là do âm binh chướng khí đang...
Xem thêmTrong công cuộc chinh chiến với nhiều loại mỹ phẩm, có thể da không tránh khỏi đôi lần da bùng kích ứng,...
Xem thêm