Đầu tiên chúng ta phải hiểu mục tiêu của việc dưỡng ẩm (moisturizing) chính là duy trì độ ẩm tối ưu cho lớp sừng, từ đó duy trì các hoạt động sinh lý của da một cách bình thường và khỏe mạnh. Đồng thời, dưỡng ẩm đảm bảo sự mềm dẻo, bền bỉ của lớp sừng – đóng vai trò là lớp bảo vệ ngoài cùng kiên cố nhất của cơ thể. Dưới tác động của các yếu tố nội và ngoại sinh thì độ ẩm của lớp sừng sẽ thay đổi tuỳ từng thời điểm, vì vậy việc bổ sung các chất dưỡng ẩm cho da là cần thiết. Nguyên lý hoạt động của các chất dưỡng ẩm có thể phân loại như sau:
Hai khái niệm cấp ẩm và dưỡng ẩm thực tế không khác biệt nhau, tất cả đều cần nước. Khoá ẩm thì khác, dùng để chỉ việc sử dụng các chất có khả năng thất thoát nước qua da.
Vậy dựa trên nguyên lý hoạt động của các chất dưỡng ẩm, chúng ta có thể chia các chất này làm 3 nhóm chính:
1. Chất khoá ẩm (Occlusives): Mineral oil, Vasaline, Sáp ong, Shea butter….
Các chất này hoạt động dựa trên nguyên lý giảm bốc hơi nước qua da (ngăn cản quá trình TWEL) nhờ đặc tính không tan trong nước, tạo thành một lớp màng trên da.
2. Chất làm mềm (Emollients): Các acids béo, Ceramides…
Tương tự như chất khóa ẩm, các chất làm mềm thường có gốc dầu nhưng thường nhẹ hơn, không tạo cảm giác lì, bí trên bề mặt da. Một vài cách phân loại khác thì thường coi nhóm này bao gồm các thành phần cấu tạo lên lớp vữa đảm bảo sự liên kết mạch lạc, kín kẽ giữa những tế bào biểu bì.
3. Chất hút ẩm (Humectants): Hyaluronic Acid, Glycerin, Urea,….
Các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên của da thuộc nhóm chất này, có tác dụng hút ẩm do cấu trúc chứa nhiều nhóm -OH hay -NH dễ tạo liên kết hydrogen với nước.
Trái với các ý kiến thường gặp, các chất hút ẩm cũng có khả năng giữ nước, không nhất thiết phải khóa ẩm để tránh bay hơi. Bản chất các chất hút ẩm có tác dụng vận chuyển nước đồng thời neo nước lại trong da.
Bên cạnh đó các chất làm mềm và khóa ẩm chủ yếu là gốc dầu, không thực sự cung cấp độ ẩm hiệu quả cho làn da mà chúng chỉ hoạt động như một tấm chăn phủ để hạn chế lượng nước bay hơn nhiều hơn nữa. Nói một cách dễ hiểu thì khi dùng kết hợp cả chất hút ẩm và các chất tạo màng thì nước vừa được găm lại da, vừa được đậy nắp chống bay hơi.
Tuy nhiên, không phải mọi loại da đều cần cả neo và cả phủ nước. Việc lựa chọn nhóm chất nào để dưỡng ẩm sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu da của bạn vào thời điểm cụ thể, không có công thức chung cho mọi làn da. Ví dụ dễ thấy nhất là ảnh hưởng của thời tiết đến độ ẩm của da:
– Khi độ ẩm cao, độ ẩm trong không khí bão hòa thì giảm dưỡng ẩm do nước khó bay hơi, bôi càng nhiều da càng bí bách khó chịu.
– Mùa đông, độ ẩm không khí thấp, nước thất thoát, bốc hơi nhiều qua màng da nên chú trọng dưỡng ẩm.
Chung quy lại, tùy thuộc vào làn da của bạn ở những thời điểm khác nhau để điều chỉnh quy trình cho phù hợp. Hãy chăm da bạn, đừng chăm da như người ta.
---------------------
Dermarium - Formulated with Dignity
Trong công cuộc chinh chiến với nhiều loại mỹ phẩm, có thể da không tránh khỏi đôi lần da bùng kích ứng,...
Xem thêmTrắng bật tông, nâng tầm, phấp phới. Kem trộn - một hũ kem, nghìn công dụng: từ trắng da, sạch mụn, căng...
Xem thêmDa mụn, da không đều màu, hàng rào da mỏng yếu, các dấu hiệu lão hoá xuất hiện, giải pháp nào cho...
Xem thêm